CÁCH RÈN LUYỆN VÀ GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TRONG LÚC GIAO MÙA VÀ TẾT ĐẾN

CÁCH RÈN LUYỆN VÀ GIỮ GÌN SỨC KHỎE CHO HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TRONG LÚC GIAO MÙA VÀ TẾT ĐẾN

 

Thời điểm giao mùa này rất đẹp tuy nhiên nó cũng có thể gây một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng… cho những người có hệ miễn dịch kém. Vì khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột gây mưa nhiều, ẩm, lạnh, rét. Do đó, việc giữ gìn sức khỏe là điều cần thiết đối với mọi người. Là học sinh hay người đã đi làm cũng cần quan tâm giữ gìn sức khỏe. Chỉ cần để tâm một chút, điều chỉnh một chút thói quen sinh hoạt hàng ngày. Mọi người đều sẽ có một sức khỏe ổn định để đủ sức học tập và làm việc.

I.                Một số bệnh, dấu hiệu cần lưu ý khi giao mùa

1.     Một số bệnh về đường hô hấp

Hiện tại ở nước ta thời tiết đang lúc chuyển mùa nên lạnh và ẩm, đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Nếu bạn không giữ đủ ấm (ăn mặc, phòng ở) thì một số bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,…

2.     Bệnh về xương khớp

Vào mùa này do thay đổi thời tiết nhất là lạnh và ẩm cũng làm cho các bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, và xơ cứng khớp) ở mọi người cũng gia tăng hoặc tái phát đáng kể.

Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh đau nhức, khó chịu gây rối loạn giấc ngủ, vì vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3.     Bệnh về đường tiêu hóa

Một số bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, ẩm xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

II.              Những điều cần làm và rèn luyện để giữ gìn sức khỏe

1.     Giữ cơ thể đủ ấm

Để phòng bệnh lúc chuyển mùa cần giữ ấm cho cơ thể là vô cùng quan trọng, đặc biệt không để lạnh đột ngột. Bởi vì, lạnh đột ngột là yếu tố nguy hiểm nhất có thể xảy ra đột quỵ (tai biến mạch máu não). Vì vậy, để tránh lạnh đột ngột, không tắm nước lạnh vào ban đêm (cần tắm nước ấm) và trong phòng kín gió;

2.     Uống đủ nước

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Một cơ thể trường thành cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Những tác dụng của nước đối với cơ thể là rất đa dạng và hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, hiện tượng lười uống nước vẫn luôn xảy ra ở nhiều người. Nhất là ở học sinh và người đi làm, do việc phải ngồi trên lớp học và làm việc suốt nhiều tiếng đồng hồ. Thành ra các chất cặn bã, độc tố bị tồn đọng trong cơ thể, gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Nhà trường nên tạo điều kiện cho học sinh có đủ nước sạch để uống. Người đi làm nên mang theo bình nước bên người khi đi làm. Việc uống đủ nước nên được chia đều trong ngày, chứ không nên uống dồn cùng một lúc. Có như vậy, việc giữ gìn sức khỏe mới được đảm bảo.

3.     Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc duy trì sự tỉnh táo và minh mẫn của não bộ. Nhiều trường hợp có thói quen thức khuya để chạy deadline là hoàn toàn phản khoa học. Tiếp đó là do khả năng sắp xếp giờ giấc sinh hoạt không hợp lý, dẫn đến việc không có đủ thời gian để ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ cục bộ. Nhiều người do thức khuya nhiều, lạm dụng chất kích thích mà lâu ngày mắc chứng rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu.

4.     Ăn uống điều độ

Giữ gìn sức khỏe luôn đi cùng với việc ăn uống điều độ. Đúng và đủ bữa, đủ dinh dưỡng, đa dạng các chất. Đôi khi vì deadline quá nhiều, thức dậy muộn, mà mọi người thường bỏ bữa. Lại có trường hợp ăn uống linh tinh, bỏ bữa chính, ăn nhiều đồ ăn nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, quá chua, quá cay, quá năm,… đều không tốt cho sức khỏe. Các loại thịt bò, cá, tôm, cua và rau xanh, nhiều hoa quả để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số loại rau củ quả còn có tác dụng rất tốt trong việc giữ gìn sức khỏe. Giúp kháng viên, chống sự xâm nhập của các loại virus lây bệnh: táo, cà chua, việt quất, bông cải xanh, tỏi,…

5.     Luyện tập thể dục

Việc tập luyện thể dục giúp cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ tốt hơn. Các cơ và khớp trơn tru hơn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn. Cấc chất thải và độc tố được đẩy ra ngoài. Đây là các giữ gìn sức khỏe hiệu quả được chứng minh từ lâu.

Luyện tập thể dục cũng có tác dụng làm cho tinh thần thoải mái và thư giãn. Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập thể dục sẽ có động lực để học tập và làm việc hơn.

6.     Không sử dụng chất kích thích như cà phê, trà

Đôi khi vì quá buồn ngủ mà deadline chưa xong nên mọi người tìm đến trà và cà phê. Chất cafein có trong các thức uống này tuy giúp tỉnh táo, nhưng sử dụng nhiều và thường xuyên lại phá hủy não bộ. Làm giảm trí nhớ, giảm tập trung và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thay vì uống trà và cà phê để giảm buồn ngủ. Mọi người “cắt cơn” buồn ngủ bằng cách vận động cơ thể, nghe nhạc, xem phim thư giãn. Còn nếu như quá buồn ngủ, tốt nhất là đi ngủ ngay và thức dậy sau đó để làm nốt.

7.     Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là nguồn gốc gây ra mệt mỏi, chán nản. Nếu tình trạng căng thẳng diễn ra quá lâu, sẽ có nguy cơ cao bị rơi vào trầm cảm. Để giải tỏa căng thẳng, có thể áp dụng như tập thể dục, thiền, yoga cũng có tác dụng giảm căng thẳng rất tốt.

Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe tinh thần. Mọi người nên học cách kiểm soát và làm chủ cảm xúc tiêu cực của bản thân.

#hrsviet #chuyenmua #giaomua #suckhoe #muadong #giuginsuckhoe #phongviemduonghohap #tangsucdekhang #baovesuckhoe

Nguồn: Tổng hợp