NHỮNG CẠM BẪY VÀ KHÓ KHĂN CHO SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM

NHỮNG CẠM BẪY VÀ KHÓ KHĂN CHO SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM

Khi lên đại học, đi làm thêm là lựa chọn của không ít các bạn sinh viên để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, việc tìm việc làm thêm thì không hề dễ khi có rất nhiều cạm bẫy xung quanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Dưới đây là một số hình thức lừa đảo thường gặp mà sinh viên nhất định phải đọc để đề phòng.

1. Đa cấp

Đánh trúng tâm lý muốn kiếm tiền và khát vọng thành công của giới trẻ, nhiều người đang hoạt động trong mạng lưới đa cấp sẵn sàng bỏ ra hàng giờ tiếp cận với những “con nai vàng” sinh viên. Đầu tiên sẽ là lân la làm quen, kế tiếp là mời tham dự hội thảo làm giàu để tiếp xúc với những người thành đạt. Muốn tham gia hệ thống này, bạn phải bỏ ra một số tiền nhất định mua sản phẩm của công ty rồi giới thiệu lại cho bạn bè, người thân của mình. Dụ dỗ càng nhiều người tham gia thì hệ thống càng mạnh và thu nhập cứ thế tăng theo cấp số nhân.

Vì sao ư? Vì rất có thể bạn bị rơi vào đó lúc nào mà không hay. “Đi học kỹ năng mềm để tự tin hơn trong giao tiếp”, hay “Đi làm nhàn hạ nhưng thu nhập lên tới vài chục triệu đồng”, là những chiêu dụ dỗ thông dụng. Thực chất, đây chính là mánh “thôi miên” của nhiều công ty đa cấp bất chính khi muốn dụ bạn “đi làm thêm”.

Để có được mức lương “đáng mơ ước” như vậy, bạn phải bỏ ra số tiền từ khoảng 1.700.000đ – 2.000.000đ để mua những sản phẩm như đồng hồ đeo tay, bình nước đa năng, quần áo mặc vào có thể chữa bách bệnh,… Tuy nhiên, bạn sẽ không được trả lương hàng tháng mà phải đi giới thiệu người khác vào mua những sản phẩm mà bạn đã mua hoặc trở thành nhân viên giống như bạn. Giới thiệu được một số khách nhất định, bạn sẽ được thăng cấp và được hưởng hoa hồng 20% sản phẩm họ bán được. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ thấy giá cả của các mặt hàng này rẻ hơn rất nhiều số tiền bạn phải bỏ ra để mua chúng.

Thậm chí, bạn còn có thể bị dọa nạt, gây khó dễ hoặc mất thêm tiền nếu muốn phá bỏ hợp đồng. Đúng là “tiền mất tật mang”.

2. Việc nhẹ lương cao

Hãy cảnh giác trước những công việc với khẩu hiệu “việc nhàn – lương cao”. Bởi có thể công việc của bạn nhàn hạ thật, nhưng so với những gì bạn bỏ ra, bạn mất đi, thì mức lương ấy không còn cao nữa.

Có nhiều nơi, khi đọc thông báo, bạn đã thấy ghi rất rõ là “Không thu thêm phụ phí”. Nhưng khi đến nơi, họ lại yêu cầu bạn đóng rất nhiều khoản tiền vô lý như: phí hồ sơ, phí đặt cọc, phí xét chuyển hồ sơ,… Nhiều nơi không yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, ngoại hình. Chà! Có vẻ ngon ăn đấy. Nhưng họ lại liên tục thúc giục bạn nhanh chóng làm hồ sơ và nộp lệ phí dù chưa biết bạn là ai và bạn có thể làm gì cho họ.

3. Trung tâm môi giới việc làm nơi hẻo lánh

Hãy tránh xa những trung tâm nằm trong ngõ ngách khó tìm, những nơi xa thành phố hơi những nơi thường xuyên di chuyển địa điểm, thiếu gọn gàng và tạm bợ. Thường những nơi này chỉ có một vài nhân viên, không có nhiều trang thiết bị và bàn ghế đồ đạc thì lộn xộn.

Lời khuyên cho bạn là hãy đến những trung tâm môi giới việc làm nổi tiếng, có nhiều người biết đến. Hoặc nếu muốn thực sự chắc chắn, hãy tự tìm kiếm công việc từ những nguồn khác và tự nộp hồ sơ xin việc tại các nơi tuyển dụng, không cần thông qua trung tâm.

4. Không có hợp đồng lao động

Kể cả với những công việc làm thêm, bạn cũng nên có hợp đồng, thỏa thuận rõ ràng trước khi nhận việc. Tuyệt đối tránh những công việc với hợp đồng bằng miệng. Lời nói gió bay. Có thể bạn sẽ không nhận được những gì như đã thỏa thuận, hoặc những gì bạn được nhận không xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. Cẩn thận trong khoản này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng bóc lột hay mâu thuẫn, tranh chấp với bên tuyển dụng.

5. Công ty ma

Bẫy lừa đảo từ thông tin tuyển dụng của các công ty ma cũng đang là vấn đề nhức nhối. Trên các nhóm tìm việc làm hiện nay có không ít tin tuyển dụng từ công ty ma. Không có nội dung, thời gian, địa điểm làm việc mà chỉ có mức lương cao ngất ngưởng để đánh vào những em sinh viên nhẹ dạ cả tin.

Những tin tuyển dụng này thường có cam kết việc nhẹ lương cao. Tuy nhiên thường khi ứng tuyển bạn sẽ phải đóng cọc, phải nộp đủ loại phí như phí đồng phục, phí bảo hiểm… Sau khi bạn đóng tiền lại không thể tìm thấy ai mà đòi nữa.

6. Quán bar, sàn nhảy

Trong vài năm trở lại đây, các quán bar, sàn nhảy lại là nơi được các sinh viêưa chuộng.

Đối với các sinh viên đi lưu diễn theo đoàn trong thời gian dài (được sự đồng ý của nhà trường), là những buổi nhậu nhẹt vui chơi. Thậm chí, người có chức có quyền đã sử dụng vị trí của mình để gây sức ép khi muốn nữ sinh cặp kè với mình.

“Nếu làm mất lòng thì có thể lần sau, mình sẽ không được đi diễn nữa. Có tiêu cực hay không cũng còn tùy từng người. Có người chấp nhận, có người không. Nhưng chung quy thì đây là môi trường phức tạp, nếu không vững vàng thì rất dễ sa ngã”- Một sinh viên cho hay

Giải pháp cho sinh viên

Hiện có rất nhiều công ty đang tuyển dụng nhân viên làm thêm có chế độ đãi ngộ, thời gian và địa điểm làm việc rõ ràng. Trong số đó có các công việc như làm thêm tại quầy trong cửa hàng, làm thêm thời vụ, bán hàng, phục vụ…

– Sử dụng công cụ tìm kiếm:

Phần lớn các công ty, doanh nghiệp đều đăng tin tuyển dụng trên trang web có thể tìm kiếm dễ dàng trên google. Hoặc bạn có thể tìm kiếm trên các hội nhóm và chọn lọc những công việc có mô tả, thời gian làm việc và mức lương rõ ràng.

– Tham khảo bạn bè, người thân:

Bạn bè là nơi bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Có những công việc tốt không được đăng tuyển trên mạng mà chỉ truyền tai nhau, hoặc ưu tiên lời mời, lời giới thiệu của nhân viên đã làm.

– Liên hệ trực tiếp:

Tham khảo môi trường làm việc của bạn bằng cách đến tận nơi, hỏi hết những vấn đề làm bạn phân vân, lo lắng. Nếu như bạn cảm thấy ổn thì hãy kí hợp đồng nêu rõ quyền lợi và trách nhiệm để mọi thứ được rõ ràng.

=> Đi làm thêm thể hiện ý thức tự lập ở bạn trẻ, tuy nhiên cũng cần xác định ngay từ ban đầu rằng việc học vẫn là quan trọng nhất. Công việc dù hấp dẫn đến đâu cũng chỉ đứng ở vị trí thứ hai. Ngoài ra, một số công ty có loại hình kinh doanh không lành mạnh, sinh viên nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan. Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và đi làm để tránh lịch sinh hoạt bị đảo lộn. Đôi khi mức thu nhập cao từ công việc làm thêm dễ khiến bạn trẻ rơi vào trạng thái ham kiếm tiền mà bỏ quên việc học. Do vậy, bạn cần có bản lĩnh để vượt qua cám dỗ. Cuối cùng, sẽ rất tuyệt vời nếu công việc làm thêm của bạn gắn liền với chuyên ngành của mình. Điều đó giúp bạn có cơ hội cọ xát với thực tiễn.

-ThS. BÙI HỒNG QUÂN (Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM)

 Nguồn:

https://blog.topcv.vn/nhung-cam-bay-sinh-vien-can-tranh-khi-di-lam/

https://vietnamnet.vn/cam-bay-lam-them-cua-sinh-vien-mua-5122.html

https://phamdo18.com/cam-bay-sinh-vien-gap-phai-khi-di-xin-viec-lam-them/

https://tuoitre.vn/cam-bay-tu-cong-viec-lam-them-572223.htm

#hrsviet #hr #lam them #sinhvien #sinhviennamnhat #vieclam #vieclamtainha #tuyendung #nhansu #vietnam #vieclamsaigon #hochiminh #saigon #khokhan