NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ ĐI LÀM HOẶC NHẢY VIỆC

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ ĐI LÀM HOẶC NHẢY VIỆC

I. Những hành trang cần thiết cho sinh viên chuẩn bị đi làm

1. Tìm hiểu kỹ thông tin doanh nghiệp

Trước khi đến với Ngày hội việc làm, các bạn cần phải xem lại danh sách các nhà tuyển dụng tham dự, những vị trí cần tuyển và các thông tin liên quan. Bên cạnh những thông tin trên website doanh nghiệp, các bạn cũng nên chủ động tìm hiểu từ các nguồn như Internet, “tiền bối”, thầy, cô,... để hiểu thêm về văn hóa và môi trường của công ty. Đây sẽ là điểm cộng giúp ứng viên để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Với mục đích tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, sinh viên hãy thoải mái đặt các câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Điều này không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, quan tâm của bạn đối với doanh nghiệp mà còn bộc lộ được sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, khả năng đặt vấn đề,... của ứng viên.  

2. Trang phục phù hợp

Trong suốt thời gian học tập tại môi trường đại học, sinh viên đã được tham gia nhiều buổi workshop, talkshow đề cập đến tầm quan trọng của ngoại hình, trang phục khi đi phỏng vấn như: Interview Skill, Job Interviewing Strategies - Chiến lược phỏng vấn hiệu quả, Personal Styling – Define Yourself, Skills to Convince Recruiters, Skill to success - Dress to impress,... Theo đó, đây chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong kỳ phỏng vấn.

Dựa vào trang phục, nhà tuyển dụng sẽ có thể đưa ra đánh giá bạn có thực sự nghiêm túc và đầu tư, chuẩn bị cho buổi Interview hay không. Vì vậy, ở vai trò của một ứng viên đang tìm kiếm cơ hội, sinh viên hãy lưu ý nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo, trang nhã, phù hợp với môi trường công việc chuyên nghiệp. Những ấn tượng trong cái nhìn đầu tiên sẽ có “uy lực” quyết định đến cuộc phỏng vấn mà bạn không thể ngờ tới.

3. Đầu tư CV “xịn”

Hiện nay, có thể nói CV là công cụ quan trọng và trực diện nhất để một nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ 1 ứng viên: từ trình độ kiến thức của ứng viên (qua trình độ học vấn), con người của ứng viên (các hoạt động ngoại khóa), cho đến kỹ năng mềm (việc trình bày CV có cẩn thận, logic hay không). Bởi vậy, với ứng viên, việc sở hữu một chiếc CV có thể lọt vào “cặp mắt xanh” của nhà tuyển dụng, vượt qua cuộc chiến với hàng ngàn CV khác, sẽ là một điều cực kỳ quan trọng. Đây được xem như “bộ mặt” của ứng viên, là phương tiện giúp bạn thể hiện bản thân, khẳng định năng lực ngay từ những bước đầu tiên cùng nhà tuyển dụng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được những đánh giá ban đầu về năng lực, giá trị và sự phù hợp của bạn với công việc.

4. Biết cách tạo dấu ấn cá nhân

Ngày hội việc làm sẽ là nơi quy tụ rất nhiều sinh viên, các bạn sẽ không thể biết “đối thủ” của mình đang có những gì trong tay. Vì vậy, cách tốt nhất để được nhà tuyển dụng chú ý và nhớ đến là dấu ấn cá nhân. Ngoài trang phục, CV như đã đề cập, ứng viên cũng cần tôn lên bản sắc riêng của mình bằng cách thể hiện bản thân ngay từ khâu giới thiệu, hạn chế nói về những thông tin chung chung mà hầu hết các bạn khác đều có. Trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, các bạn cần dành thời gian để suy nghĩ, tìm những điểm khác biệt nổi bật của bản thân để mang đến trong phần “Introduce yourself”.

Bên cạnh đó, hãy cho thấy bản thân là người cầu thị, ham học hỏi, biết lắng nghe; thoải mái trình bày, trao đổi cùng nhà tuyển dụng bằng thái độ nghiêm túc, chuẩn mực; trau chuốt cách trả lời phỏng vấn; bộc lộ sự am hiểu của bản thân về doanh nghiệp; đặt các câu hỏi liên quan đến công việc ứng tuyển; ứng xử bình tĩnh, tự tin trong các tình huống bất ngờ;... Đặc biệt, đừng "tiết kiệm" lời cảm ơn với nhà tuyển dụng.

Hãy học cách sắp xếp lối suy nghĩ và chuyển thành câu từ một cách cẩn thận, bởi bằng những bài thuyết trình hay, bạn sẽ thể hiện được tài năng của mình, cũng như có thể sẽ gây ấn tượng được cho nhiều người.

5. Kỹ năng mềm - Hành trang không thể thiếu

Hiện nay thực trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm vẫn còn tồn tại. Nguyên nhân chính được các nhà tuyển dụng phân tích, đưa ra là sự thiếu hụt về các kỹ năng mềm, khả năng hòa nhập, thích ngh i môi trường của ứng viên.

Để trang bị những kỹ năng cần thiết như lãnh đạo, làm việc nhóm, tư duy phản biện, đặt vấn đề, thuyết trình,... sinh viên hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy được để “đối mặt” cùng nhà tuyển dụng.

Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến khả năng giao tiếp vì đây là kỹ năng đầu tiên các bạn phải bộc lộ khi tham gia phỏng vấn. Sử dụng ngôn từ một cách thông minh, tinh tế hay chỉ đơn giản là lưu loát sẽ giúp bạn được chú ý nhiều hơn.

6. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ (Networking)

“It’s not what you know but WHO you know is matter”

“Điều quan trọng không nằm ở việc bạn biết những gì mà nằm ở việc bạn biết ai”. Đây là câu trích dẫn thường được sử dụng trong những bài viết về tầm quan trọng của việc Networking.

Có thể khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ cảm thấy điều này chẳng hề quan trọng chút nào và bạn cũng chẳng cần bất kì mối quan hệ nào để hoàn thành những công việc bạn muốn. Tuy nhiên, khi bước ra “trường đời” thì sẽ là một câu chuyện khác. Khi quen biết với nhiều người, bạn sẽ có cơ hội học được những kiến thức mới mà khi ở trường hay khi tự học bạn chẳng thể giác ngộ được. Bạn cũng sẽ được tiếp xúc với những môi trường khác, mở ra cơ hội mới về nhiều mặt khác nhau, chẳng hạn như trong công việc.

II. Nhảy việc: Cần cân nhắc những điều gì trước khi đổi việc?

1. Nhảy việc là gì? Tại sao ứng viên thường xuyên nhảy việc?

Hiện nay, tình trạng “nhảy việc” không còn quá xa lạ và đang dần trở nên phổ biến. Một người nhảy việc thường làm việc tại một công ty trong xấp xỉ một đến hai năm, sau đó sẽ tìm kiếm công việc khác.

Một số người đổi việc vì họ cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại hay lộ trình thăng tiến của công việc này. Một số người khác lại cảm thấy họ không phù hợp với văn hóa của công ty. Hoặc đơn giản cảm thấy công việc này quá nhàm chán và muốn việc làm có nhiều thử thách hơn.

Khi mức lương hiện tại của bạn quá thấp so với thị trường: khi đã gắn bó cùng công ty một thời gian dài, bỗng một ngày bạn phát hiện một sinh viên mới ra trường hoặc một nhân viên mới với số năm kinh nghiệm ít hơn bạn nhiều nhưng nhận được mức lương tương đương hoặc thậm chí cao hơn mức lương bạn đang nhận, ở vị trí, trách nhiệm công việc tương đương với bạn. Trường hợp bạn đang được trả lương quá thấp so với mặt bằng chung và so với khối lượng trách nhiệm công việc bạn đang đảm nhiệm, đó là dấu hiệu cho thấy đã đến thời điểm vàng bạn nên thay đổi công việc.

Khi bạn có dấu hiệu “brownout”: cuộc sống hiện đại có lẽ đã dạy chúng ta quen với khái niệm “burnout” (kiệt sức) khi chúng ta bị quá tải, mệt mỏi với khối lượng công việc, trách nhiệm phải gánh trên vai mỗi ngày và không thể tiếp tục được nữa.

2. Không mù quáng tìm kiếm

Nhanh chóng nhưng cũng không nên mù quáng tìm kiếm, nộp hồ sơ một cách vội vàng, dồn dập. Điều quan trọng bạn cần là một công việc phù hợp. Trước khi nộp đơn từ chức, bạn nên có động thái tìm hiểu ngành nghề, vị trí công việc mình mong muốn và cả khu vực, thông tin, tiềm năng của công ty bạn đang hướng tới. Cách làm này giúp bạn hoạch định phạm vi tìm kiếm và tiết kiệm thời gian hơn.

3. Những điều cần làm trước khi nhảy việc

Để lại ấn tượng tích cực cho cấp trên và đồng nghiệp

Ngày bạn rời khỏi chỗ làm, đừng quên gửi lời cảm ơn đến mọi người. Thái độ với mọi người không nên phô trương quá, chỉ cần chân thành và giữ tư thế tự tin, thân thiện với họ.

Xin thông tin liên lạc của đồng nghiệp

Ngoài chào hỏi khi tạm biệt, bạn cũng nên xin lại thông tin của đồng nghiệp, quản lý như số điện thoại, email… để có thể liên lạc khi cần. Thỉnh thoảng gửi lời thăm hỏi hay hẹn nhau cafe cũng là cách duy trì mối quan hệ tốt.

Thăm dò công việc mới từ các mối quan hệ hiện tại

Có thể bộ phận của bạn không phù hợp nữa, nhưng những bộ phận khác trong công ty lại là một nơi đáng để thử. Đừng quên suy nghĩ và thăm dò đến những công ty trực thuộc hoặc công ty hợp tác với nơi bạn đang làm. Có thể bạn sẽ tìm được cơ hội từ những nơi “gần gũi” này.

Phân tích tình hình hiện tại của bạn

Cho dù quyết tâm thay đổi, nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn từ chức, hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm.

Đặt mục tiêu và thời hạn

Mặc dù ý tưởng rời bỏ công việc cũ của bạn để làm một điều gì đó hoàn thiện hơn rất hấp dẫn, nhưng bạn rất dễ mất động lực khi đối mặt với thực tế là “trở lại trường học với tư cách là một người học trưởng thành” hoặc hoán đổi chức danh cấp cao của bạn cho một vai trò cấp thấp. Đây là lý do tại sao việc đặt ra mục tiêu và thời hạn lại rất quan trọng. Bạn cần phải tự chịu trách nhiệm về sự thay đổi nghề nghiệp của mình và luôn nhìn ra bức tranh lớn hơn.

4. Ưu điểm của nhảy việc là gì?

Tìm kiếm công việc phù hợp

Không phải công việc nào cũng sẽ phù hợp với bạn. Do đó, lợi ích đầu tiên của nhảy việc sẽ là có cơ hội tìm kiếm công việc thích hợp nhất cho bạn. Khi làm việc tại nhiều công ty, chắc hẳn bạn đã thấy mỗi công ty có một văn hóa, cách hoạt động nội bộ và môi trường làm việc riêng. Bạn sẽ biết được mình phù hợp với công ty nào, từ đó có thể lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất.

Học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới

Không có công việc nào giống nhau nên mỗi công việc khác nhau đều sẽ giúp bạn học hỏi được các kiến thức, kỹ năng mới. Việc thay đổi nhiều công việc, môi trường khác nhau giúp bạn có kiến thức từ nhiều lĩnh vực và học hỏi từ nhiều con người tài năng.

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Các công ty đánh giá cao kỹ năng mềm như giao tiếp, networking với đồng nghiệp. Ở mỗi công việc, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ với những người mới và học hỏi được kiến thức mới mẻ.

Cơ hội khám phá bản thân

Mỗi công việc bạn trải qua đều là một cơ hội để bạn biết rằng bản thân phù hợp với môi trường nào, văn hóa công ty nào sẽ thích hợp hơn. Thật khó để biết bạn không thích điều gì khi chưa từng làm thử. Có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn xác định được mình đang ở đâu và mình cần gì, đó là điều các doanh nghiệp tìm kiếm.

5. Nhược điểm của nhảy việc là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu các ưu điểm của nhảy việc, vậy còn nhược điểm thì sao:

Nhảy việc thường xuyên thể hiện bạn không trung thành với công ty

Thường xuyên nhảy việc đôi khi sẽ làm bạn có vẻ không thể gắn bó lâu dài với một công ty, thiếu sự kiên định và quyết đoán. Bởi lẽ, bạn không thể làm việc ở những công việc trước đây trong một thời gian dài. Đối với các nhà tuyển dụng, họ sẽ cảm thấy bạn không thể hoàn thành công việc và không thể cam kết làm việc lâu dài.

Công ty ngại “đầu tư”

Nếu bạn nhảy việc quá thường xuyên, các HR sẽ rất ngần ngại tuyển bạn và các công ty sẽ không chấp nhận đầu tư vào training bạn. Họ ngần ngại vì lo rằng nếu đầu tư vào kỹ năng, tài năng và trình độ của bạn nhưng bạn lại không thể gắn bó với công việc. Đó sẽ là một sự lãng phí và không công ty nào muốn bản thân “chịu lỗ”.

Nhảy việc khiến bạn bị hoài nghi

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên đáng tin cậy và ham học hỏi để xây dựng công ty, họ không muốn thuê những người bỏ cuộc dễ dàng. Vì vậy, nếu bạn thay đổi quá nhiều công ty thì rất có khả năng các HR đang hoài nghi năng lực, kỹ năng và khả năng vượt qua khó khăn của bạn.

Nhảy việc vì bạn không thể hợp tác với đồng nghiệp

Một lý do phổ biến cho nhảy việc chính là không thể hợp tác với mọi người tại công việc cũ. Điều này khiến cho hiệu suất công việc giảm sút cho cả nhóm và là một bất lợi trong mắt các nhà tuyển dụng.

Nguồn:

https://www.uef.edu.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-hanh-ly-ma-sinh-vien-can-bo-tui-truoc-khi-den-voi-ngay-hoi-viec-lam-15640

https://marketingworks.vn/blog/ky-nang-lam-viec/10-ky-nang-nguoi-tre-can-chuan-bi-truoc-khi-bat-dau-di-lam.html

https://jobstack.vn/blog/nhay-viec-can-can-nhac-nhung-dieu-gi-truoc-khi-doi-viec

http://9viec.com/can-chuan-bi-nhung-gi-truoc-khi-nhay-viec.html

https://career.gpo.vn/5-dieu-can-chuan-bi-truoc-khi-nhay-viec-a3044.html

https://uyen.vn/5-dieu-can-chuan-bi-truoc-khi-nhay-viec/

https://www.linkedin.com/pulse/nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-c%E1%BA%A7n-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-khi-chuy%E1%BB%83n-vi%E1%BB%87c-vy-doan-duy-thuy?trk=pulse-article_more-articles_related-content-card