CÁCH DEAL LƯƠNG VÀ CÁC GÓC NHÌN TỪ VIỆC DEAL LƯƠNG

CÁCH DEAL LƯƠNG VÀ CÁC GÓC NHÌN TỪ VIỆC DEAL LƯƠNG

I. Lương

1. Deal lương là gì?

Đàm phán lương (deal lương), là sự thương lượng về mức lương, các phụ cấp cũng như phúc lợi mà nhà tuyển dụng sẽ chi trả ứng viên khi làm việc tại công ty. Ý kiến được đưa ra và thảo luận giữa cả hai bên cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng. Bước này thường nằm ở phần cuối trong buổi phỏng vấn, sau khi ứng viên đã đáp ứng được tất cả yêu cầu của nhà tuyển dụng.

2. Phân biệt lương Gross và lương Net

Lương gross là tổng thu nhập mà người lao động nhận được. Mức lương này bao gồm cả lương cứng và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng, các khoản tiền bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, người lao động buộc phải trích một phần tiền lương gross để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)  hàng tháng.

Trong khi đó, lương net chính là mức lương mà người lao động nhận được 100% từ công ty. Bởi lẽ, mức lương này đã trừ hết các khoản chi phí thuế TNCN, BHXH,…

Nhà tuyển dụng sẽ thích deal lương gross, trong khi người lao động sẽ thích deal lương net. Bạn cần hết sức lưu ý điều này trong quá trình deal lương với nhà tuyển dụng. Bởi dù nghe lương gross có vẻ nhiều, nhưng nếu trừ các khoản phí thì có thể lương thực nhận của bạn chẳng còn bao nhiêu.

II. Một số kinh nghiệm deal lương

1. Xác định mức lương mình mong muốn nhận được

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ bản thành tích, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về mức lương mà nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn. Để khi được hỏi về mong muốn lương, bạn có thể đề ra con số hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp so với khả năng tài chính của công ty. Bạn có thể tham khảo thông tin này từ bạn bè, người thân hoặc trên các trang web tuyển dụng…

2. Hãy thực hành trước khi phỏng vấn

Trong suốt toàn bộ buổi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện sự tự tin của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, nhất là khi đàm phán lương. Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị và thực hành kỹ càng trước. Hãy soạn ra những thành tích, điểm mạnh, kỹ năng, kiến thức của mình. Sau đó, tập nói một cách thoải mái, tự nhiên nhất trước gương. Hoặc không, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc một thành viên trong gia đình mình sắm vai nhà tuyển dụng để đàm phán lương với bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

3. Lương bổng luôn ở cuối cùng

Lương bổng luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên khi bạn nộp hồ sơ xin việc ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng đó không phải lý do để vội vàng đề cập đến khi bạn được mời phỏng vấn. Thay vào đó bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực thật sự của bạn. Khi đó việc thỏa thuận lương sẽ dễ dàng và nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá bạn là người chỉ biết tới lợi ích cả nhân.

4. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Chỉ nhìn qua tin tuyển dụng, bạn sẽ không thể biết được chính xác khối lượng công việc mình sẽ đảm nhận hoặc cơ hội thăng tiến như thế nào. Vậy nên, đừng bỏ qua cơ hội này để hỏi rõ nhà tuyển dụng: chi tiết công việc là gì, quản lý bao nhiêu người, quy trình làm việc ra sao, các chế độ đãi ngộ khác để đảm bảo bạn không bị “hố” khi đưa ra mức lương.

5. Cho thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn.

Lương sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Cho nên, muốn thương lượng lương cao hơn, dĩ nhiên bạn phải cho họ thấy bạn có thể đem lại những giá trị gì.

6. Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn

Khi đề cập đến chuyện lương bổng, chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ luôn hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu. Ở trường hợp này, bạn đừng đưa ra con số cụ thể quá. Tốt nhất, hãy trả lời bằng việc đưa ra một khoảng số nào đó, để tránh trường hợp bạn đề nghị mức lương quá thấp.

7. Cẩn thận và khéo léo khi nói về mức lương cũ

Mức lương cũ là điều nếu nhà tuyển dụng hỏi rõ thì bạn mới nên khéo léo trả lời. Còn nếu không, bạn nên giữ lại và không đề cập đến. Bởi vì có thể mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cao hơn nhiều so với mức cũ mà bạn nhận được. Nếu biết được điều này, một số nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ hạ mức lương xuống một chút mà vẫn khiến bạn hài lòng.

8. Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp

Việc deal lương chưa bao giờ là điều dễ dàng. Do đó, dù có chuyện gì xảy ra như thế nào thì bạn cũng đừng để cho những cảm xúc quá đà lấn át. Đừng cố gắng so sánh mình với người khác và cũng đừng nên thể hiện sự kiêu ngạo hay tham lam lúc đưa ra yêu cầu. Những điều này sẽ làm cho nhà ứng tuyển không thích bạn. Hãy luôn giữ thái độ chuyên nghiệp và cư xử chừng mực, nói chuyện thật nhẹ nhàng và điềm tĩnh.

III. Những điều không nên nói trong quá trình deal lương

1. Tôi cần

Nói ra quá nhiều yêu cầu về quyền lợi, phúc lợi cho bản thân là việc không nên. Nó khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ muốn được nhận mà không sẵn sàng cho đi. Thay vào nói “tôi cần” bạn hãy nói “tôi sẽ”. Có nghĩa là nói ra những cam kết và giá trị mà bạn sẽ cố gắng cống hiến cho công ty.

2. Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn tại vị trí công việc này

Việc bạn tìm hiểu và có sự so sánh là điều hết sức bình thường. Nhưng để nói ra với nhà tuyển dụng là việc không nên. Bởi vì mỗi người đều có năng lực và khả năng khác nhau, dẫn đến mức lương khi deal cũng khác nhau. Bạn không nên nói ra điều này mà hãy tự hỏi tại sao người đó lại được đề nghị mức lương cao hơn và tìm cách nâng cao năng lực bản thân nhé!

3. Tôi không muốn phải thương lượng để có mức lương cao hơn

Có thể bạn đã hài lòng với mức lương của mình nhưng không nên nói ra câu này. Vì nó sẽ thể hiện bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và không biết nắm bắt cơ hội. Thay vào đó hãy tận dụng cơ hội này để giúp mình nhận được nhiều quyền lợi hơn khi cống hiến cho công ty.

4. Có rất nhiều công ty khác đang cố gắng mời tôi về làm việc

Câu nói này làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người không được khiêm tốn và hơi đề cao bản thân. Có một lời mời làm việc khác có thể khiến bạn trở thành một ứng viên hấp dẫn hơn, nhưng bạn sẽ nâng cao vị trí của mình bằng cách nói “Có một nhà tuyển dụng khác đang đề nghị mức lương X nhưng tôi nghĩ công việc này sẽ phù hợp hơn.” Điều này sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng một lý do để yêu cầu công ty trả bạn một mức lương cao hơn.

5. Mức lương cao nhất mà tôi có thể nhận được là bao nhiêu?

Mặc dù nhà tuyển dụng có thể chỉ có một số tiền nhất định để trả cho bạn, nhưng bạn không bao giờ nên hỏi số tiền tối đa bạn có thể nhận được là bao nhiêu. Thay vào đó, hãy nghĩ đến khoảng lương mà bạn có thể chấp nhận và thương lượng về mức lương đó bằng cách giải thích các kỹ năng, kinh nghiệm và kết quả của bạn có thể mang đến kết quả như thế nào. Nếu mức lương nhà tuyển dụng đề xuất là không đáng, hãy đề cập đến điều đó nhưng luôn nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy nó thấp hơn giá trị bạn mang lại cho công ty.

IV. Góc nhìn của nhà tuyển dụng

1. Đảm bảo cuộc đàm phán phải tích cực

Trong buổi phỏng vấn hay quá trình trao đổi với ứng viên, bạn cần phải giữ cho cuộc trò chuyện tích cực, tránh việc bất đồng quan điểm với nhau mà xích mích. Điều mà các ứng viên luôn hướng tới là nơi làm việc hay môi trường làm việc đem lại cho họ cảm giác thoải mái và sẵn sàng cống hiến hết mình, chính vì để phục vụ cho việc tìm hiểu về các doanh nghiệp, có rất nhiều các trang web đánh giá, các hội nhóm đánh giá về lương, môi trường làm việc tại các công ty.

2. Cởi mở trong việc trao đổi về lương

Trong quá trình tuyển dụng, việc cởi mở là điều cần thiết. Khi đăng tuyển trên các trang web tuyển dụng hay trên các trang, nhóm mạng xã hội, các trang này thường đề xuất nhà tuyển dụng công khai mức lương. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian cho ứng viên và nhà tuyển dụng. Tâm lý của ứng viên thường mong muốn nhận được một con số cụ thể. Từ đó, họ có thể căn cứ vào giá trị công việc và cân nhắc công việc, doanh nghiệp phù hợp để gắn bó lại.

Tìm một nơi làm việc phù hợp và gắn bó lâu dài là việc mà bất cứ người lao động nào cũng mong muốn. Vì thế, ứng viên hay dành một khoảng thời gian cân nhắc, đừng thúc giục ứng viên nếu như thấy họ đang do dự, hãy trở thành một nhà cố vấn giải đáp mọi thắc mắc cho ứng viên tiềm năng.

3. Thiết lập khung lương

Với mỗi vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng đều có một mức lương cụ thể. Tất nhiên, cũng cần phải lưu ý tới việc đưa ra mức lương thấp nhưng cần phải ngang với mặt bằng chung của ngành và vẫn có sức hấp dẫn đối với ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể tham khảo mức lương trên thị trường lao động hay những bản báo cáo tình hình tuyển dụng từ các công ty nhân sự để có được những số liệu cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng mức lương phù hợp. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn phải đảm bảo mọi cuộc đàm phán đều nằm trong mức lương cho phép.

4. Đặt yếu tố con người lên hàng đầu

Yếu tố nhân sự có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của doanh nghiệp, một đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả chính là sức mạnh để phát triển doanh nghiệp. Vậy để giữ chân những nhân tài để họ cống hiến cho doanh nghiệp, việc tìm hiểu về những nhu cầu của ứng viên không chỉ giúp nhà tuyển dụng thu hút được ứng viên mà còn giữ chân họ lâu dài. Để đạt được mục đích, nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm ứng viên về những nhu cầu, mong muốn của họ: lương, thưởng, ngày nghỉ, bảo hiểm sức khỏe,… Xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt sẽ khiến ứng viên và doanh nghiệp đều vừa ý.

Nguồn:

https://www.cet.edu.vn/deal-la-gi

https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/phong-van-viec-lam/nghe-thuat-dam-phan-muc-luong-ly-tuong

https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/cach-deal-luong-khi-phong-van-voi-nha-tuyen-dung-kheo-leo-hieu-qua-235

https://itviec.com/blog/dam-phan-luong/?utm_source=google&utm_medium=display&utm_campaign=hcm_performancemax&gclid=CjwKCAjwvsqZBhAlEiwAqAHElSQKHxKmvl8NgqM6gXmJIt45Ztna92SbusHgUeZFr9VJAsOZ_ntOqRoCX5IQAvD_BwE

https://glints.com/vn/blog/co-nen-deal-luong-thap-vi-khoang-trong-trong-cv/#nhung_dieu_cam_ki_khi_deal_luong

https://www.vietnamworks.com/hrinsider/deal-luong-tu-goc-nhin-cua-nha-tuyen-dung.html